Anh K làm việc tại Công ty cổ phần H. Tháng 4/2022, anh K bị tai nạn lao động do lỗi của đồng nghiệp vi phạm quy định về vận hành máy móc thiết bị.

Anh K bị suy giảm khả năng lao động với tỷ lệ thương tật 60%. Anh K hỏi, trường hợp của anh được các chế độ gì về tai nạn. Với tỷ lệ suy giảm 60%, anh được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần hay hàng tháng, mức hưởng trợ cấp là bao nhiêu. Anh K cho biết mức lương làm căn cứ đóng bảo quỹ tai nạn, bệnh nghề nghiệp hàng tháng là 8 triệu đồng, anh tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ năm 2010)

Căn cứ pháp lý hưởng chế độ khi bị tai nạn lao động

– Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 (Luật ATVSLĐ);

– Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 28/12/2022, có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2022 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp (Thông tư 28).

Người lao động được hưởng các chế độ khi bị tai nạn (Ảnh minh hoạ)

Giải quyết tình huống 

Theo quy định tại Luật ATVSLĐ, người lao động khi tai nạn xảy ra, ngoài việc được bồi thường tai nạn lao động và chi trả các tiền lương trong thời gian điều trị… thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động. Các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động do Quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp chi trả.

Điều 42 Luật ATVSLĐ quy định, khi người lao động bị tai nạn sẽ được Quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp chi trả các chế độ sau:

– Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng

– Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ.

–  Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.

– Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

–  Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

–  Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.

–  Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

Mức trợ cấp một lần hay trợ cấp hàng tháng phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật của người lao động. Cụ thể Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần (Điều 48 Luật ATVSLĐ). Nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng (Điều 49 Luật ATVSLĐ)

Với trường hợp của anh K, anh bị tai nạn dẫn đến suy giảm 60% khả năng lao động nên thuộc trường hợp hưởng trợ cấp hàng tháng.

Mức trợ cấp hằng tháng được quy định tại Điều 49 như sau:

– Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

– Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp.

Trường hợp bị tai nạn ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Theo khoản 2, Điều 9 Thông tư 28, mức hưởng trợ cấp tai nạn, bệnh nghề nghiệp hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính theo công thức như sau:

Mức trợ cấp hằng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp

= {0,3 x Lmin + (m – 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t – 1) x 0,003 x L}

Trong đó:

Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng (hiện đang là 1.490.000 đồng)

– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).

– L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ- CP.

– t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

Áp dụng công thức vào trường hợp của anh K, ta có:

– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

0,3 x 1.490.000 + (60 – 31) x 0,02 x 1.490.000 = 1.311.200 (đồng/tháng)

– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp:

0,005 x 8.000.000 + (13 – 1) x 0,003 x 8.000.000 = 328.000(đồng/tháng)

– Mức trợ cấp hằng tháng của anh K là:

1.311.200 đồng/tháng + 328.000 đồng/tháng = 1.639.200 (đồng/tháng).

Như vậy, với tỷ lệ thương tật 60% như tình huống nêu; thời gian tham gia bảo hiểm bắt buộc từ năm 2010 và mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 8 triệu đồng, anh K được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng với số tiền 1.639.000 đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *